icon

Tản mạn nhân sinh

CHÂN CHIẾN

Thần Chân lý là anh trai thần Chiến thắng. Hai vị thần này là tả hữu hộ vệ của thượng đế, cùng nhau hỗ trợ thượng đế điều hành thế giới.

Ban đầu, thượng đế giao toàn quyền cho thần Chân lý. Từ thời thượng cổ, thuở còn đạo và đức, khi mà nhân nghĩa lễ trí tín chưa sinh ra, thì con người đối xử với nhau hoàn toàn bằng đạo và đức. Đạo và đức khi đó có mặt ở khắp nơi ngập tràn thế giới. Giống như một căn phòng, lúc ít đồ thì sự sắp xếp không quan trọng. Giống như để quyển sách trong phòng, để đâu chẳng vậy, đều là quyển sách trong căn phòng. Xã hội bấy giờ là xã hội Tiên Thiên, Bát Quái bấy giờ là Bát Quái Tiên Thiên, hoang sơ và trong trẻo. Mới đặt ra thôi, chứ chưa hề có sắp xếp. Thuở tiên thiên đó, zai bảo gái là anh yêu em, gái bảo em cũng yêu anh, mặc định với nhau là sống cùng trọn kiếp, tình yêu không thay đổi.
Nhưng mà, rồi số lượng chủng loài tăng dần, tăng chóng mặt. Căn phòng đã có thêm nhiều cuốn sách. Bây giờ, sự sắp xếp là quan trọng. Nếu không có trật tự, toàn phòng sẽ đại loạn. Và thần Chân lý cảm thấy cô đơn, ngài thưa với thượng đế rằng: chân lý cô đơn là chân lý bí. Chân lý không có trật tự, không có sắp xếp. Và thượng đế cử thêm một vị thần xuống cai trị loài người. Đó chính là thần Chiến Thắng. Và luật pháp ra đời. Chiến Thắng để làm gì ? Đơn giản là để xếp thứ tự, số một và số hai, cứ thế trải dài. Cần sắp xếp, gọi thần Chiến Thắng.
Rồi loài người phân hai. Một số thờ thần Chân Lý, và số còn lại thờ thần Chiến Thắng. Hai bên lời qua tiếng lại mấy ngàn năm không ngừng. Con cưng của thần Chân Lý là các đạo sự liễu đạo. Còn con cưng của thần Chiến Thắng là Hoàng Đế, là The King, là The Champion. Thần Chiến Thắng sắp đặt thế giới bằng các cuộc chiến. Tào Tháo và Viên Thiệu tranh nhau, ông xếp cho cuộc chiến Quan Độ. Chỉ một trận phân định chủ quyền miền bắc. Tào Tháo và Đông Ngô tranh nhau, ông xếp cho cuộc chiến Xích Bích. Chỉ một trận thế tam quốc hình thành. Lưu Bị bá khí muốn nuốt trời, ông xếp cho trận Hào Đình. Lửa đốt mấy chục km doanh trại quân Thục. Quân Đông Ngô từ Dương Châu nắm chắc Kinh Châu. Tây Thục co về hết cửa chiến lược. Làm cho sáu lần ra Kỳ Sơn của Gia Cát quân sư chỉ như gãi ngứa, đánh cho có. Bên thắng lấy tất cả, con người, gia súc, đồn điền, của cải. Bên thua mất tất cả. Chỉ một trận phân định giang sơn, không nói nhiều. Một trận Cai Hạ, một trận Waterloo, một trận Rạch Gầm-Xoài Mút, một trận gò Đống Đa. Thua là thua, thắng là thắng. U23 là tất cả, cho đến khi thua. Thua nói hay thế nào vẫn là thua, vì thần Chiến Thắng một tai bị điếc. Tai điếc đó luôn ngoảnh về bên thua.
Thần Chiến Thắng là vị thần rất có sức thuyết phục. Đến mức cả nhân loại đều có xu hướng tôn thờ ngài. Theo Ngài, họ có cơm ăn. Cho đến một ngày, khi đâm chết người vượt đèn đỏ họ mới chững lại. Cái x gì thế này. Tôi đúng cơ mà. Tôi đèn xanh. Uh, đúng. Nhưng đâm chết người. Người kia sai nhưng họ không đáng chết. Cả nhân loại bừng tỉnh, lộn về thượng nguồn văn minh, truy tìm nguồn Nhân. Khi Nhân mất mới có Nghĩa. Nghĩa là ăn miếng trả miếng, là đúng là sai, là luật pháp hợp lý. Cho nên giang hồ hiệp nghĩa là có đi có lại, bạn giúp tớ và tớ giúp bạn, chúng mình giúp nhau. Nhân là tớ giúp bạn và không cầu bạn giúp lại. Nhân là bất kể đúng sai, không đâm chết người dù mình đúng đó là nhân. Nhân là anh của Nghĩa, nhưng Nghĩa đi đâu cũng rêu rao: thằng anh tôi bị hâm, x thể hiểu được.
Và rồi, nhân loại chấp nhận sự cai trị hài hòa của cả hai vị thần. Thần Chiến Thắng cho thể xác, thần Chân Lý cho tâm hồn. Cứ thế song hành, mãi mãi ân oán tình thù diễn hóa. Có lúc cần vị thần này, có lúc cần vị thần kia. Có khi chiến thắng là chân lý, có khi không. Nên diễn hóa thành tứ tượng, rồi biến hóa khôn lường. Theo thần Chiến Thắng thì có cơm ăn nhưng chưa vui. Theo thần Chân lý thì vui, nhưng x có cơm ăn. Và cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng. Con người chúng ta cần cả âm cả dương, mới sống được. Sự sống đơn giản là có âm có dương.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, thiên nhiên và ngoài trời