1. Khởi tố vụ án hình sự
Đây là giai đoạn đầu tiên mở đầu cho quá trình TTHS. Trong giai đoạn này Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm là cơ sở để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Ví dụ như sự việc phát hiện 6 xác người trong gia đình ông Mỹ ở Bình Phước thì ngay khi nhận được tin báo trên cơ quan có thẩm quyền sẽ tiên hành những nghiệp vụ cần thiết để xác định việc những cái chết bất thường trong gia đình ông Mỹ là có hay không có dấu hiệu tội phạm.
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiên hành khởi tố vụ án hình sự. Cơ sở khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, cụ thể điều luật quy định:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.”
Hình ảnh mang tính chất minh họa
2. Giai đoạn điều tra
Sau khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các biện pháp khác nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự cụ thể:
Các hoạt động điều tra bao gồm:
Khởi tố, hỏi cung bị can;
Lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
Đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói;
Khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện;
Thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu;
Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra;
Giám định, định giá tài sản và một số biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khác...
Sau khi điều tra, Cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tội phạm xảy ra và đầy đủ chứng cứ để kết luận về tội phạm, Cơ quan điều tra sẽ ra Kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố theo quy định của pháp luật.
3. Giai đoạn truy tố
Được quy định cụ thể từ Điều 236 đến Điều 267 Bộ luật tố tụng hiện hành.
Ở giai đoạn này, sau khi tiến hành điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm thì Viện Kiểm sát có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can ra trước Tòa bằng các bản cáo trạng hoặc những quyết định tố tụng khác. Đây là một bước nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động điều tra cũng như các chứng cứ đã thu thập được của cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc có đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử.
4. Xét xử sơ thẩm vụ án
Sau khi Viện kiểm sát đã truy tố bị can ra trước Tòa án có thẩm quyền, Tòa án sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ở giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành xem xét, giải quyết một vụ án hình sự cụ thể đó là: Quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội, tội danh cụ thể, hình phạt và các biện pháp tư pháp cần áp dụng và các vấn đề liên quan khác như bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, án phí...
Nội dung cơ bản về quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định tại Chương XX (từ Điều 250 đến Điều 329 Bộ luật tố tụng hiện hành).
Sau khi kết thúc việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nếu bị cáo hoặc người bị hại và những người liên quan khác không có kháng cáo, Viện kiểm sát không có kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực thi hành và bị cáo sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo bản án đã tuyên. Nếu bị cáo, bị hại, những người liên quan khác có kháng cáo, Viện kiểm sát có kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục xét xử phúc thẩm được quy định cụ thể tại Chương XXII (từ Điều 330 đến Điều 362 Bộ luật tố tụng hiện hành).
Trong trường hợp bị cáo, bị hại hoặc những người liên quan khác có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị thì Tòa án có thẩm quyền sẽ xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Trình tự, thủ tục và những quy định về xét xử vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm được quy định cụ thể từ Điều 330 đến Điều 362 Bộ luật tố tụng hiện hành.
Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Công ty luật Hồng Đăng về quá trình giải quyết vụ án dân sự hy vọng những hướng dẫn này sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty Luật Hồng Đăng, SĐT: 02466838698 hoặc 091 339 1998.
CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐĂNG