Độc giả Nguyễn Thị N ở Ba Đình có thắc mắc hỏi: Chồng tôi say rượu đã vô tình đánh người khác bị thương tích (có vết bầm tay và chân). Sau đó tôi cùng chồng đã đến thăm hỏi và bồi thường theo yêu cầu của gia đình nạn nhân. Sau vài ngày, nạn nhân đã nộp đơn đề nghị khởi tố chồng tôi về tội Cố ý gây thương tích. Tòa án quận đã xử chồngtôi 02 (hai) năm tù giam. Gia đình tôi muốn kháng cáo bản án nêu trên nhưng chúng tôi không biết nộp ở đâu? Thời hạn kháng cáo quy định như thế nào?
Hình ảnh mang tính chất minh họa
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hồng Đăng.Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Người có quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo:
Theo quy định tại Điều 331 BLTT 2015 quy định những người có quyền kháng cáo gồm:“… Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm…”
Điều 333 BLHS 2015 quy định về thơi hạn kháng cáo như sau:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:
a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.”
2.Về thủ tục kháng cáo: Theo quy định tại Điều 332BLTT hình sự thì:
“1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
3. Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:Khoản 1 Điều 344 BLTTHS 2015 quy định: “… Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.”
Như vậy, để kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm do Tòa án nhân dân quận đã xét xử đối với chồng bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về người kháng cáo, thời hạn và thủ tục kháng cáo như trên.
Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Công ty luật Hồng Đăng về quá trình kháng cáo bản án hình sự. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật Hồng Đăng – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, SĐT: 02466838698 hoặc 091 339 1998.
CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐĂNG