* Căn cứ pháp lý:
-Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm.
1. Về điều kiện công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước.
-Sản phẩm chức năng phải tuân thủ các điều kiện chung về đảm bảo an toàn đối với thực phẩm theo quy định tại Điều 10 luật An toàn thực phẩm năm 2010 bao gồm:
+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
+Tùy từng loại thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; quy định về bảo quản thực phẩm.
-Phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 14 luật An toàn thực phẩm:
+ Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
+ Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
2. Thủ tục, thẩm quyền công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng trong nước.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ khoản 2, Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩmthì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
-Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
-Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
-Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
-Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
-Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/7/2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
*Lưu ý:Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Bước 2: Đăng ký bản công bố:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời gian để cấp Giấy chứng nhận Công bố chất lượng thực phẩm chức năng là từ 15 đến 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Công ty luật Hồng Đăng về điều kiện, trình tự thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty Luật Hồng Đăng, SĐT: 02466.83.86.98 hoặc 091.339.1998. Hoặc gửi thông tin qua hòm thư công ty email: Luathongdang@gmail.com