icon

Học thuật

Nói về cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của tác giả Thái Thứ Lang

Trong Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Thái Thứ Lang các câu phú được cho vào phần PHỤ GIẢI nằm dưới phần ĐẠI CƯƠNG, có nghĩa là khi áp dụng có mâu thuẫn thì điều chỉnh theo phần đại cương ở trên.

...

Nói chung ông TTL đặt nặng đắc hãm và xét việc theo thứ tự trên dưới chứ không lung tung. Ngôn từ dùng khá chặt chẽ và máy móc, chứ không chém bừa.

Ví dụ:

Phá Miếu gặp cát tinh miếu, Kình Đà Không Kiếp đắc thì thôi, khen lên mây luôn.

Phá hãm gặp Kình Đà Không Kiếp đắc vẫn được phê là: cũng được hưởng giàu sang nhưng hay mắc tai họa.

Chỉ có Phá hãm lại gặp sát tinh hãm thì thôi, đổ mực vào cách cục: nào là cùng khốn, nào là lang thang, nào là nan y, nào là xiềng xích, nào là yểu tử, nào là thê thảm, bla bla bla...

Tóm lại nguyên tắc xét là:

- Chính tinh MVĐ hay hãm

- Sau đó mới đến sát tinh đắc hay hãm

Trường hợp xấu nhất luôn là Chính tinh hãm+Sát tinh hãm, lại không hợp cách nữa thì thôi, mang chuyện địa ngục lên để luận.

Còn chính tinh miếu+cát tinh đắc+sát tinh đắc hợp cách= thiên đường là đây, tiền lắm râu dài trường thọ, bla bla bla...

Ngoài ra, còn một đặc điểm với chính tinh là phân chia thành bộ, rồi bộ này có hợp bộ kia không.

TVĐSTB - trang 317

Phương pháp luận đoán vận hạn:

A. Quan sát

1.Gốc đại hạn 10 năm

2.Lưu đại hạn một năm (để cấp độ xét vẫn trên tiểu hạn)

3. Lưu niên tiểu hạn một năm

a. Sự tương sinh tương khắc giữa: (lúc nào cũng cân nhắc ngũ hành trước)

b. Chính diệu nhập hạn và chính diệu thủ mệnh thuộc cùng nhóm hay khác nhóm.

c. Sự tốt xấu của các sao hội hợp nhập hạn.

Đặc điểm của sách này là thích phân cấp độ, thứ tự ưu tiên rõ ràng. Xét cái gì trước, cái gì sau, cái gì to, cái gì bé, cái gì chính, cái gì phụ. Cho nên đề mục chi chít như lá mít. Việt Nam còn 2 tác giả cũng rất thích cụ thể hóa vấn đề là Thiên Lương (chuẩn hóa vòng Thái Tuế), Việt Viêm Tử (chia 8/2, 7/3 cho tuần triệt). Trung Hoa có Phan Tử Ngư và Liễu Vô Cư Sỹ cũng rất thích sợi tóc chẻ tư, viết cái gì là rõ ràng rành mạch không thích cảm tính chung chung.

Có lẽ, đây là tính hệ thống của cuốn sách. Gặp lá số nào cũng mang barem ra chém như chấm thi từ mục 1 đến 100, trong 1 lại chém từ a đến z.

Có lẽ trước khi đi tu, tác giả là quân nhân.

Đậu phụ, chém.

Cà rốt, chém.

Bắp cải, chém.

Rau sống, chém.

Chém,

Chém,

Chém hết.

Như bản The Mass:

Chém hết cho anh,

Chém hết cho anh,

Mang vào đây, mang vào đây chém, mang vào đây chém cho anh...

Chém, chém, chém, chém hết cho anh...

...

1. Trang 58 TVĐSTB, mục Hóa Lộc, TTL có thòng một câu: "Gặp Lộc Tồn đồng cung: gây ra những sự chẳng lành."

Trang 150, câu 7, 8, 9 đều ca ngợi cách bày đặt của Lộc Tồn và Hóa Lộc không đồng cung mà phải chính chiếu mới tốt đẹp.

Trang 164 câu 4, 5 ca ngợi thêm trường hợp một Lộc thủ một Lộc tam chiếu cũng OK.

Trang 165 câu 7 tác giả vẫn hết sức dè dặt không cho song Lộc đồng cung, dàn xếp rất rõ ràng: một thủ một chiếu.

Thì, tóm lại ý của ông ta vẫn ca ngợi chiếu hội thì đẹp, còn đồng cung thì "chẳng lành". Câu phú Lữ Hậu có lẽ ghép sự "chẳng lành" là "độc đoán" và "chuyên quyền" chứ không có các ngôn từ của địa ngục như "bại liệt" "tan xác" "hỏng người"...

Nếu coi hai lời phán "độc đoán" và "chuyên quyền" là xấu thì toàn bộ hệ thống trên nhất quán. Nhưng bôi thêm "xấu" là phanh thây, bay đầu, ngồi phải bàn chông, tông nhầm lựu đạn thì không có.

2. Theo tinh thần chính xác từng câu từ của tác giả, thì trang 166 câu 16: Khoa mệnh Quyền triều, đăng chung giáp đệ, có giải thích rõ ràng là Khoa thủ mệnh và Quyền chiếu chứ không phải đồng cung cũng không phải tam hợp, vì sao có đặc điểm này?

Tiếp theo, trang 162 mục tứ hóa, duy nhất có Hóa Quyền bị cảnh báo là "nếu gặp Tuần Triệt án ngữ" thì công danh trắc trở thành ít bại nhiều, trong khi 3 hóa còn lại không có lưu ý tuần triệt.

Trang 58 khi giới thiệu về tứ hóa, riêng Hóa Quyền có một đặc điểm:

"Gặp nhiều sao tốt đẹp: làm cho tốt đẹp hơn

Gặp nhiều sao xấu xa: làm cho xấu xa thêm".

còn 3 hóa còn lại không có đặc điểm này.

Truy tiếp Tuần Triệt thay đổi tính chất của các sao như Tử Phủ Nhật Nguyệt Tướng Tướng Hình Thai Ấn Mã Khôi Việt, rồi các sao Tả Hữu, Phục Binh, Quan Phù, Phi Liêm, Lực Sỹ, Lâm Quan có tính chất trợ tốt trợ xấu như Hóa Quyền thì thêm được:

- Hóa Quyền có tính thay đổi cường độ, các hóa khác không có.

- Các sao chủ quyền lực rất kỵ Tuần Triệt.

- Tuần Triệt có tính chất thay đổi cường độ--->phù hợp với tính chất đảo ngược đắc hãm của chính tinh mà TTL dùng rất nhiều trong sách.

Thì, đó người ta gọi là thực học.

...

Phần xem vận TTL có nói khi các sao lưu gặp các sao cố định thì mới tác dụng. Quan điểm này trùng với cách xem của Big boy Vương Đình Chi. Như vậy không phải lúc nào cách cục này cũng được kích hoạt.

...

Tử Vi Đẩu Số Trung Châu Vận Đoán-Vương Đình Chi, trang 319-320:

2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI SUY ĐOÁN ĐẠI HẠN, LƯU NIÊN, LƯU NGUYỆT, LƯU NHẬT. Phàm đối với các sao mà có "lưu tinh" thì lấy lưu tinh làm chủ. Mệnh bàn vốn có các sao, không xung thì không khởi tác dụng.

...

Ứng kỳ và độ bền của mệnh:

Nhân-->Địa--->Thiên;

vận--->thân--->mệnh;

xinh gái--->đằm thắm--->nhân hậu;

đẹp trai--->tài cao------->dũng cảm;

bằng giỏi--->kiến thức rỗng--->giả dối;

có học--->thiếu tư duy--->trí thức rởm;

giao tiếp vụng--->hảo ý--->chân tình;

Nói chung, cái gì cũng sẽ bộc lộ dần theo thời gian, vị cay xộc lên trong nháy mắt vị đắng ngấm xuống tận trăm năm. Tinh đẩu biểu hiện trong nháy mắt, bản chất của đại vận sẽ biểu hiện trong cả 10 năm. Cái đơn giản lại tổng quát, cái chi tiết lại nhất thời.

...

Tinh đẩu biểu hiện trong nháy mắt, bản chất của đại vận sẽ biểu hiện trong cả 10 năm. Cái đơn giản lại tổng quát, cái chi tiết lại nhất thời.

Có nghĩa là:

Những đại vận thấy tinh đẩu sáng sủa hội tụ, nôm na là đẹp nhưng thành tựu so với vận khác lại tầm thường thì:

1. Xem lại khái niệm "đẹp" của đại vận.

2. Phải có một yếu tố A nào đó ẩn tàng có tác dụng điều chỉnh bề nổi là "đẹp". Phải chăng A là ngũ hành âm dương, phải chăng A là thiên can mệnh cung, hay tứ hóa thiên nguyên thì tùy phái.

Tương tự khi gặp một vận tinh đẩu xấu hội tụ mà thực tế cái xấu không đáng kể, thậm chí hi hữu còn đại phát thì cũng như trên sẽ tìm được yếu tố A.

Nếu chấp nhận có tam tài tức ba cấp độ mạnh yếu rộng lớn khác nhau là Thiên Địa Nhân thì phải chăng phối hợp tinh đẩu chỉ cho biết yếu tố nhân. Quan điểm phân cấp này đối lập với quan điểm hài hòa tất cả ngũ hành của ông Sở Hoàng trong bộ Hỷ Kị. Đây cũng chính là bế tắc trong phần luận ngũ hành của tác giả Nguyễn Phát Lộc khi ông không phân biệt được thứ tự quan trọng của các tương tác.

Nói cách khác, các tính trạng bộc lộ ra bên ngoài chịu chi phối của trình tự DNA bên trong và không biểu hiện hoàn toàn trình tự của DNA.

Thôi, viết vậy, lười quá, ai quan tâm tự tìm nhé.

...

Còn về mệnh cung thiên can. Ví dụ: Tử Vi cư ngọ vô Hình Kỵ, Giáp Đinh Kỷ vị chí bô-xít.

Thì, Giáp Đinh Kỷ không hẳn do hóa khí khi phối GĐK vào. Mà có ý kiến cho rằng. Dần ẩn tàng Giáp, Ngọ ẩn tàng Đinh Kỷ nên Tử Vi cư ngọ lấy thiên can của dần ngọ biểu hiện bằng Lộc Tồn.

Rồi Tử vi nam hợi nữ dần cung, Nhâm Giáp sinh nhân phú quý đồng. Do lấy Nhâm can từ hợi và Giáp can từ dần.

Trang 99 TVĐSTB: câu 3. Thái Dương cư ngọ Canh Tân Đinh Kỷ thì Canh Tân lấy do hóa khi, còn Đinh Kỷ lấy do Lộc Tồn.

Điều này dẫn đến điểm rất quan trọng về cách chia đại vận thành nhiều mảnh và có vài ông giấu diếm dùng trên forum trước đây.

Ví dụ:

Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ

chiếm 18 ngày.

Tức là, đại vận sửu 10 năm: 3 năm đầu đứng chữ Quý, 1 năm sau đứng chữ Tân, 6 năm cuối đứng chữ Kỷ.

Đây cũng là tuyệt kỹ mà tử vi chợ cóc trong mơ cũng không có, các tử vi siêu thị nghiệm thử xem.

...

Và cũng nói luôn, là không bao giờ chứng minh hay hiểu vì sao 1 3 5 đặt ở ngọ dần thìn từ cách an sao tử vi hiện nay. Muốn truy gốc phải tìm từ các văn bản cổ hơn tử vi.

Triệt đóng nhâm quý cũng vậy, nó chỉ là biểu hiện chứ bản chất vì sao nó vậy mà không có tài liệu khác thì giải thích thế quái nào được. Vì trong phép an sao tử vi làm gì có các tiền đề đứng trước nó mà giải thích. Trong tử vi, nó được đặt cái huỵch như tiền đề, muốn giải thích nó bằng chính nó có mà ăn chinsu.

Sơ đẳng về phương pháp luận như vậy các ông còn không nắm được thì còn tìm tòi nghiên cứu cái gì.

Trước một vấn đề, phải biết mình cần gì đã.