Trần thạch cao ngày nay được sử dụng rất phổ biến và đa dạng nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Do những điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền, đẹp, vững chắc không nguy hại tới sức khoẻ, nguy hại đến môi trường. Trần thạch cao với sự đa dạng linh hoạt trong ứng dụng xây dựng và phong phú trong việc tạo ra các hình thẩm mỹ dễ uốn lượn có thể trang trí mọi kiểu cách theo ý muốn của chủ nhân, và được thi công nhanh gọn hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình trở nên hiệu quả và kinh tế rất cao.
Trần thạch cao có 2 loại chính như sau:
1. Trần thạch cao chìm
2. Trần thạch cao nổi (hay còn gọi là trần thả)
-
Trần thạch cao chìm là gì?
- Trần thach cao chìm là kết cấu tổ hợp của các nguyên vật liêu bao gồm: Khung xương thạch cao, các tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan.
- Khung xương thạch cao: Có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.
- Tấm trần thạch cao: Có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, và các hình dáng theo ý chủ nhân. tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả: Có tác dụng liên kết toàn bộ các tấm thạch cao lại thành một bề mặt nhẵn mịn, và đều màu cho trần.
* Ưu điểm của trần thạch cao chìm.
Trần thạch cao sau khi hoàn thiện có bề mặt mịn mượt,
Trần thạch cao tạo các hình linh hoạt, dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong... nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau rất phù hợp với trang trí nội thất sáng tạo do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt…
* Nhược điểm của trần thạch cao chìm.
Trong trường hợp trần bị hỏng thì việc sửa chữa thay thế tấm rất phức tạp phải cắt bỏ các tấm cũ ở vị trí hỏng sau đó gia cố lại hệ xương khu vực đó và bắn lại tấm, sau đó mới sơn bả hoàn thiện, giá thành lại cao hơn so với làm mới thông thường bởi khối lượng không nhiều.
=> Quy trình thi công trần thạch cao chìm.
Bước 1: Lấy cốt trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên tường hoặc vách, cột để xác định vị trí thanh viền tường
Bước 2: Cố định thanh viền tường vào tường, vách, cột vào vị trí đã xác định.
Có thể bắn vít nở hoặc đóng đinh các thanh viền tường khoảng cách không quá 300mm
Bước 3: Xác định điểm treo ty ren
Khoảng cách thông thường giữa các điểm treo ty là từ 800 mm – 1000mm
Với sàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn.
Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc 10mm
Tyren phi 8mm hoặc phi 10mm. Cắt tyren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tyren vào tacke đạn rồi dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.
Bước 4: Bố trí khung trần
Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.
Tùy thuộc vào bề mặt của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800-1200mm cho phù hợp. Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý.
Bước 5: Lắp đặt thanh chính
Khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định.
Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.
Bước 6: Cân chỉnh khung trần
Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng.
Kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế đã được duyệt
Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung
Đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vừa phải vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.
Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.
-
Trần thạch cao nổi là gì?
Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này, nổi ở đây được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần, hay nói cách khác là các tấm trần được đặt lên trên hệ khung xương. Tức là khi bạn thi công xong phần hệ khung xương thì đã được hình thành các ô 600x600mm hoặc 600x1200mm sau đó chỉ việc đặt tấm thạch cao lên hệ khung xương
* Ưu điểm của trần thạch cao nổi.
Thi công nhanh gọn, che được các khuyết điểm như đường dây điều hoà, đường điện, đường nước trên trần, dễ dàng tháo lắp thay thế các tấm nếu bị hỏng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, và không tốn thêm chi phí sơn bả bởi các tấm thạch cao có bề mặt phong phú đa dạng các hoa văn hoạ tiết in trên bề mặt tấm, dạng trần này phù hợp như làm ở văn phòng, các hành lang trong chung cư, nhà hàng….
* Nhược điểm của trần thạch cao nổi.
Trần thạch cao nổi mang vẻ đẹp đơn giản không cách điệu, dạng trần này ít người dùng trong phòng khách và nhà hàng cao cấp…
=> Quy trình thi công trần thạch cao nổi.
Bước 1: Lấy cốt trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên tường hoặc vách, cột để xác định vị trí thanh viền tường
Bước 2: Cố định thanh viền tường vào tường, vách, cột vào vị trí đã xác định. Có thể bắn vít nở hoặc đóng đinh các thanh viền tường khoảng cách không quá 300mm
Bước 3: Phân chia trần đảm bảo cân đối bề rộng của tấm và khung bao trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm là 610mm x 610mm, 600mm x 600mm hoặc 610mm x 1220mm, 600mm x 1200mm
Bước 4: Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
Bước 5: Thanh dọc (hay gọi là thanh chính)
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.
Bước 6: Thanh ngang (hay gọi là thanh phụ)
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm ).
Bước 7: Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Sau khi hoàn thành việc lắp tấm chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao.
Báo giá trần thạch cao trọn gói tại Hà Nội.
Stt | Nội dung công việc thi công | Khối lượng | Đơn giá (vnđ) | Đơn giá vật tư + Nhân công | ||
Vật tư | Nhân công | |||||
Trần thạch cao, vách thạch cao | ||||||
1 | Cung cấp thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9ly tiêu chuẩn, xương Hà Nội). (trường hợp xử lý mối nối và bả sơn hoàn thiện sẽ cộng thêm 60.000vnđ) | m2 | 100.000 | 55.000 | 155.000 | |
2 | Cung cấp thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9ly chống ẩm, khung xương Hà Nội). (trường hợp xử lý mối nối và bả sơn hoàn thiện sẽ cộng thêm 60.000vnđ) | m2 | 115.000 | 55.000 | 170.000 | |
3 | Cung cấp thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9ly tiêu chuẩn, khung xương Vĩnh Tường). (trường hợp xử lý mối nối và bả sơn hoàn thiện sẽ cộng thêm 60.000vnđ) | m2 | 115.000 | 55.000 | 170.000 | |
4 | Cung cấp thi công thạch cao chìm giật cấp (tấm 9ly chống ẩm, khung xương Vĩnh Tường). (trường hợp xử lý mối nối và bả sơn hoàn thiện sẽ cộng thêm 60.000vnđ) | m2 | 130.000 | 55.000 | 185.000 | |
5 | Cung cấp và thi công trần thả tấm 9ly kích thước 600x600mm khung xương Hà Nội | m2 | 105.000 | 45.000 | 150.000 | |
6 | Cung cấp và thi công trần thả tấm 9ly kích thước 600x600mm khung xương Vĩnh Tường | m2 | 120.000 | 45.000 | 165.000 | |
7 | Cung cấp và thi công vách thạch cao 1 mặt, tấm 9ly khung xương Hà Nội | m2 | 150.000 | 50.000 | 200.000 | |
8 | Cung cấp và thi công vách thạch cao 2 mặt, tấm 9ly khung xương Hà Nội | m2 | 165.000 | 50.000 | 215.000 | |
9 | Cung cấp và thi công vách thạch cao 1 mặt, tấm 9ly khung xương Vĩnh Tường | m2 | 220.000 | 50.000 | 270.000 | |
10 | Cung cấp và thi công vách thạch cao 2 mặt, tấm 9ly khung xương Vĩnh Tường | m2 | 235.000 | 50.000 | 285.000 | |
Lưu ý: Đơn giá có thể thay đổi tăng - giảm phụ thuộc vào địa hình thực tế thi công và khối lượng công việc, để có được đơn giá chi tiết chính xác bạn hãy liên hệ tới Hotline: 093 237 1369 |
Các bạn có thể xem thêm: https://kientrucxaydunghunganh.com/new/son-nha-gia-re-tai-ha-noi-update-new.html
Ngoài thi công trần thạch cao tại Hà Nội công ty xây dựng Hùng Anh còn cung cấp dịch vụ thi công đến cụ thể các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội như: Thi công trần thạch cao tại quận Ba Đình, Thi công trần thạch cao tại quận Đống Đa, Thi công trần thạch cao tại quận Cầu Giấy, Thi công trần thạch cao tại quận Long Biên, Thi công trần thạch cao tại quận Nam Từ Liêm, Thi công trần thạch cao tại quận Bắc Từ Liêm, Thi công trần thạch cao tại quận Hà Đông, Thi công trần thạch cao tại quận Tây Hồ, Thi công trần thạch cao tại quận Hoàng Mai, Thi công trần thạch cao tại quận Hai Bà Trưng. Thi công trần thạch cao tại quận Hoàn Kiếm Thi công trần thạch cao tại quận Thanh Xuân, Thi công trần thạch cao tại huyện Gia Lâm, Thi công trần thạch cao tại huyện Thanh trì, Thi công trần thạch cao tại huyện Hoài Đức, Thi công trần thạch cao tại huyện Đan Phượng...
Một số mẫu trần thạch cao đẹp mà công ty Hùng Anh đã thi công trên địa bàn Hà Nội mời các bạn xem qua.
Các dịch vụ khác mà công ty cung cấp:
Song song với dịch vụ thi công trần thạch tại Hà Nội, thì công ty Hùng Anh chúng tôi còn chuyên nhận thi công xây nhà trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Xây dựng Hùng Anh là một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nhà đẹp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, xây nhà trọn gói, sửa chữa nhà trọn gói, sửa chữa chung cư trọn gói. Với phương trâm Làm Đẹp Từ Tâm cùng với đội ngũ Kts, kỹ sư giám sát, thi công tại công trình được đào tạo bài bản. Đặc biệt công ty Hùng Anh luôn luôn có đội ngũ thợ thi công tay nghề giỏi với số lượng từ 20 - 30 người, Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho Quý vị những công trình an toàn chất lượng, tiến độ hơn cả mong đợi
Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hà Nội của công ty Hùng Anh như sau:
1. Xây nhà trọn gói phần thô
2. Xây nhà trọn gói chìa khoá trao tay
Các bạn có thể xem thêm: https://kientrucxaydunghunganh.com/danh-muc-tin/xay-nha-tron-goi.html
Dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói tại Hà Nội của công ty Hùng Anh như sau:
1. Sửa chữa nhà chung cư
2. Sửa chữa nhà biệt thự
3. Sửa chữa nhà cấp 4
4. Sửa chữa nhà hàng
5. Sửa chữa văn phòng…..
Các bạn có thể xem thêm: Tại đây
=> Quy trình làm việc của công ty chúng tôi:
=> Khảo sát - Tư vấn hiện trường - Đề xuất biện pháp - Gửi báo giá qua Email hoặc văn bản.
=> : Đàm phán & Ký hợp đồng
Hai bên thực hiện công việc ngay sau khi ký kết hợp đồng.
Gồm các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
Quý khách hàng liên hệ gọi điện trực tiếp cho chúng tôi:
Hotline: 093 237 1369 - 098 449 1369
Chúng tôi sẽ tư vấn, tiếp nhận yêu cầu và hẹn lịch làm việc cụ thể với quý khách hàng.
Bước 2: Khảo sát công trình.
Khảo sát công trình với lịch đã hẹn trước, chúng tôi sẽ tới trực tiếp công trình của quý khách khảo sát hiện trạng, tư vấn phương án cải tạo sửa chữa, lựa chọn vật liệu cho phù hợp.
Bước 3: Thiết kế, lập dự toán và báo giá công trình.
Cụ thể hóa phương án: Bộ phận kiến trúc sư, kỹ sư lên phương án thiết kế công trình, lập dự toán và báo giá tới khách hàng phê duyệt.
Bước 4: Thương thảo và ký kết hợp đồng.
Ký hợp đồng thi công (nếu khách hàng chấp thuận báo giá). Phương án thi công, dự toán được phê duyệt sẽ được cụ thể hóa bằng hợp đồng thi công.
Bước 5: Thực hiện hợp đồng.
Thi công căn cứ theo hợp đồng, chúng tôi sẽ tiến hành thi công theo kế hoạch như trong hợp đồng đã ký kết. Các hạng mục phát sinh (nếu có) sẽ được thông báo và thỏa thuận cho quý khách cụ thể.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau khi hoàn thành công trình, Chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu công trình và bàn giao cho quý khách.
Bước 7: Thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng.
Căn cứ vào hợp đồng hai bên đã cùng nhau ký kết khách hàng sẽ thanh toán cho chúng tôi dựa trên đơn giá đã thỏa thuận và nghệm thu thực tế.
Bước 8: Chính sách bảo hành công trình