Cây cà gai leo có tác dụng gì?
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà Hải Nam, cây cà bò, cà rai leo, cây cà dây leo,… từ lâu đã được ông cha ta sử dụng để giải rượu, tiêu độc, làm mát gan. Ngày nay, khi y học phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy rằng trong cà gai leo có chất glycoalcaloid có khả năng chữa các bệnh liên quan đến gan rất hiệu quả.
cây cà gai leo
Đặc điểm hình ảnh cây cà gai leo
Cà gai leo là một vị thuốc nam quý của Y học cổ truyền, là cây leo nhỏ có chiều cao khoảng 1m. Thân hóa gỗ ở gốc cây, cành non tỏa rộng, phân cành nhiều, cành phủ nhiều lông tơ màu trắng hình sao, có nhiều gai cong màu vàng.
Lá cây hình bầu dục mọc so le, gốc tròn đầu tù, mặt trên của lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ, hai mặt lá đều có gai ở gân chính và vô số gân nhỏ.
Hoa cà gai leo màu tính nhạt mọc từ 2 – 5 hoa ở kẻ lá. Quả mọng, hình cầu, lúc còn non quả màu vàng xanh, khi chín quả màu đỏ cam, cuống quả dài khoảng 2cm.
Cây cà dây leo thường ra hoa vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 5, quả mọc từ tháng 7 đến tháng 9.
Cây cà gai leo có mấy loại?
Cây cà dây leo có 2 loại bạn nên chú ý để tránh nhầm lẫn khi sử dụng:
Cà gai leo hoa trắng: dây nhỏ để dùng làm thuốc.
Cà gai leo hoa tím: dây lớn ít dùng còn gọi là cà gai lớn.
Xem phân biệt cà gai leo hoa tím và hoa trắng
Cây cà gai leo mọc ở đâu?
Cây thuốc này thường mọc hoang ở các vùng đồng bằng và trung du, không mọc ở miền núi cao. Ở nước ta, nó phân bố rộng khắp các tỉnh từ Hải Phòng tới Bình Thuận. Vì là loài ưa ẩm, ưa sáng và chịu nóng được nên chúng thường mọc ở nơi có nhiều ánh sáng để nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Bộ phận dùng của cây cà gai leo
Cây cà gai leo thường được thu hoạch quanh năm. Người ta thường dùng rễ, cành lá và cả quả để làm thuốc cũng như chế biến món ăn. Sau thu hái về, đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô hoặc có thể dùng tươi.
Trà cà gai leo
Cà gai leo có nhiều cách chế biến để sử dụng, bạn có thể dùng cà gai leo tươi, khô hoặc chế biến chúng thành cao cà gai leo để sử dụng chữa được bệnh về gan. Cách nào cũng giữ được công dụng của cà gai leo. Đặc biệt để dễ uống và dễ sử dụng hơn người ta thường sử dụng trà cà gai leo.
Để chế biến cà gai leo thành trà bạn có thể tự pha chế tại nhà hoặc tiện dụng hơn có thể sử dụng các sản phẩm trà hòa tan cà gai leo. Trà hòa tan cà gai leo rất thích hợp cho những ai không có nhiều thời gian hoặc không biết cách pha trà cà gai leo đúng cách.
Tùy sở thích mà mỗi người có thể lựa chọn cho mình mỗi cách sử dụng khác nhau, dù tự pha hay sử dụng trà túi lọc nó đều có tác dụng giống nhau nhé!
Uống trà hòa tan cà gai leo có tác dụng gì?
Bản thân cà gai leo đã có tác dụng chống viêm, thải độc nên việc chế biến thành trà sẽ được giữ nguyên tác dụng của nó. Kết hợp nấu trà cà gai leo cùng với các loại thảo dược khác sẽ càng làm tăng tính hiệu quả của nó.
Trong cà gai leo có chứa thành phần glycoalcaloid giúp chữa các bệnh về gan như viêm gan A, viêm gan B. Ngoài ra, với khả năng thanh lọc, thải độc, uống trà cà gai leo giúp giải rượu nhanh chóng cho người uống nhiều rượu bia, ngăn chặn các chất độc hại vào cơ thể từ đó giúp phục hồi chức năng của gan.
Thành phần hóa học của cà gai leo
Trong thân và rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit,… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan.
Công dụng của cây cà gai leo
Cà gai leo trị bệnh gì? Nó rất tốt đối với những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu và người suy giảm chức năng gan.
Cà dây leo là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng hỗ trợ và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.Vì là dược liệu quý nên cây cà bò được Đông y và Y học hiện đại trọng dụng:
Công dụng của cà gai leo trong y học cổ truyền
Cây cà bò có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc nên từ lâu, ông cha ta đã dùng rễ và thân cây cà dây để chữa bệnh gan, gan yếu, mẫn ngứa. Ngoài ra, nó còn được dùng để làm mát và giải độc cơ thể.
Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên xem cây cà gai là tiên dược trị rắn cắn, đặc biệt là bệnh gan. Sở dĩ gọi nó là “tiên dược” vì nó phát huy tác dụng rất tốt trong các trường hợp vàng da chướng bụng, ăn uống không tiêu, người mệt mỏi.
Công dụng của cây cà gai leo trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, cà gai leo có tác dụng gì là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, cây cà bò này từ những năm 1980. Cho đến nay, đã có rất nhiều báo cáo về cây cà gai dây, hầu hết đều cho thấy rằng nó là dược liệu chữa được rất nhiều bệnh khác nhau như cảm cúm, đau nhức xương khớp, ho gà, hen suyễn, rắn cắn, sâu răng,… đặc biệt nhất vẫn phải kể đến các bệnh liên quan đến gan.
Tác dụng của cà gai leo cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Chất glycoalcaloid trong thân và rễ cà gai leo là dược chất có tác dụng làm chậm sự phát triển của xơ gan.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc cà gai leo. Tuy nhiên, trong số đó phải kể đến 2 luận án nổi bật của Viện dược liệu Trung ương năm 1987 – 2000 là “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo“ và “Nghiên cứu tác dụng ức chế của quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” đã công bố rằng cà dây leo quả thật là dược liệu có công dụng ngăn ngừa và điều trị xơ gan rất tốt.
Chúng tôi Trà Fam's Nguyễn - chuyên trà thảo mộc 100% địa chỉ bán Trà hòa tan Ca Gai Leo uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc,
Liên hệ đặt hàng: 0968 055 188
Hoặc có thể đến trực tiếp mua hàng tại: Số 46 lô D6, KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội