Phòng Cháy Chữa Cháy Chuyên Nghiệp (PCCC)

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong những khoản đầu tư cần được chú trọng và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho các tòa nhà, công trình kiến trúc.Việc đầu tư phòng cháy chữa cháy là việc cần thiết đối với khách hàng và chủ đầu tư tránh được những thiệt hại không cần thiết.


Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác phòng cháy chữa cháy chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống phòng cháy chữa cháy hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1. Hệ thống báo cháy

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động, phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. Hệ thống khắc phục đám cháy

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống sử dụng nước


Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác phòng cháy chữa cháy chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống phòng cháy chữa cháy hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1. Hệ thống báo cháy

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động, phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. Hệ thống khắc phục đám cháy

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.