HÀNH HẠ, NGƯỢC ĐÃI ÔNG BÀ, BỐ MẸ BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Vợ chồng tôi năm nay đều đã ngoài 60 tuổi. Chúng tôi có một người con trai 38 tuổi đã có vợ, con. Tuy nhiên do chơi bời lêu lổng nên con tôi thường xuyên tụ tập bạn bè để uống rượu chè, cờ bạc. Hơn thế nữa con trai tôi và các bạn của cháu còn thường xuyên tham gia đua xe trái phép. Sau mỗi lần uống rượu về nhà nó thường gây sự chửi bới, thậm chí đánh đập cả bố mẹ, ông bà. Chúng tôi rất bức xúc không hiểu pháp luật có hình thức xử phạt nào đối với các hành vi của con tôi không? 

(Đinh Thị Huyền Trân – Từ Liêm)

 

Hình ảnh mang tính chất minh họaHình ảnh mang tính chất minh họa

 

Hành vi của con trai bà là hành vi ngược đãi, hành hạ bố mẹ, ông bà. Hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ - những người có công nuôi dưỡng đã trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ nuôi dưỡng, tính mạng, sức khỏe được pháp luật về hôn nhân gia đình và Bộ Luật Hình sự bảo vệ.

“Ngược đãi” là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện hoặc làm cho người bị hại đau đớn về tinh thần. Còn“hành hạ” là hành vi đối xử tàn ác như: đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần hoặc gây tổn hại về sức khoẻ.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, người có hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ - những người có công nuôi dưỡng mình có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình; Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hp nạn nhân từ chối.”

Bên cạnh đó, Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nêu trên thìhành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị xử phạt như sau:Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ănnhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính như trên, tùy từng trường hợp nếu hành vi củangười cố tình ngược đãi, hành hạ bố mẹ, ông bà có đủ yếu tố cấu thành tội phạmhình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựvề tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, theo đó: “Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Tóm lại, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người có hành vi hành hạ, ngược đãi ông bà, bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo những quy định cụ thể nêu trên.

        Trên đây là những tư vấn và hướng dẫn của luật sư Công ty luật Hồng Đăng về hành vi hành hạ, được đãi ông bà, cha mẹ. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty Luật Hồng Đăng, SĐT: 02466.83.86.98 hoặc 091 339 1998.

 

CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐĂNG

Tin liên quan