Thưa Luật sư: “Tôi tên Hùng sống và làm việc tại Bắc Ninh.Vừa qua bên cơ quan công an có đến khám xét nhà tôi.Họ nói có căn cứ cho rằng nhà tôi đang chứa chấp người đang bị truy nã nên đã xông vào nhà kiểm tra, khám xét nhưng không thông báo bằng văn bản về việc có lệnh khám xét cũng như không có sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Tôi thắc mắc việc làm đó của Cơ quan Công an là đúng hay sai? Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở công dân diễn ra như thế nào?” (Nguyễn Hùng–Bắc Ninh)
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật Hồng Đăng. Về thắc mắc của bạn, Luật sư Công ty Luật Hồng Đăng xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì: “...Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân”.
Như vậy nếu cơ quan điều tra có căn cứ để cho rằng trong nhà bạn có người bị truy nã đang ẩn lấp, họ có quyền khám xét nhà bạn.
Về thẩm quyền khám xét: Theo quy định tại Điều 193và Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét là những người có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.