Thời gian đăng: 10:15 23/4/2022
Khi tìm hiểu các chương trình xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, chắc hẳn các bạn sẽ được nghe đến khái niệm về nghiệp đoàn. Tuy nhiên, hiện nay ít bạn được giải thích rõ ràng về tên gọi và ý nghĩa của các nghiệp đoàn này, nên có không ít bạn thắc mắc không biết nghiệp đoàn được lập ra để làm gì?
Nghiệp đoàn sẽ có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp Nhật và người lao động Việt Nam. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nội dung này.
Nghiệp đoàn trong tiếng Nhật là 協同組合. Theo từ điển Wikipedia “Nghiệp đoàn là các đoàn thể, và tổ chức được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại và các hoạt động của những người thường là cùng chung một lĩnh vực nghề nghiệp”. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì: nghiệp đoàn là tổ chức đại diện cho các quyền lợi của người lao động ở Nhật Bản.
Khi cá nhân hay doanh nghiệp của Nhật Bản muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài đều phải thông qua các nghiệp đoàn. Chính vì vậy, nghiệp đoàn là đơn vị không thể thiếu trong quy trình tiến hành xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nghiệp đoàn sẽ đóng vai trò trung gian trong tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Liên hệ tuyển dụng người lao động
Thông thường các Doanh nghiệp ở Nhật nếu muốn tuyển dụng người lao động làm việc sẽ gửi đơn đến các nghiệp đoàn địa phương và mọi quá trình tuyển dụng sẽ thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và doanh nghiệp sẽ trực tiếp trao đổi những tiêu chí để tuyển chọn người lao động thống nhất và gửi các thông tin tuyển dụng đến các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam. Thông thường những thực tập sinh kỹ năng sẽ đều phải thông qua nghiệp đoàn trước khi tới doanh nghiệp ở Nhật Bản.
Đối với các trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử sang Nhật để làm việc sẽ không được gọi là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh và đối tượng này không phải thông qua nghiệp đoàn.
Cử người sang Việt Nam để trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động
Hiện nay hầu hết các đơn hàng tuyển dụng tu nghiệp sinh, và thực tập sinh thì nghiệp đoàn bên Nhật Bản sẽ cử cán bộ sang Việt Nam để trực tiếp phỏng vấn người lao động. Việc cán bộ nghiệp đoàn tới tiến hành phỏng vấn cùng với cán bộ doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của nghiệp đoàn với những người lao động nước ngoài.
Tuy nhiên sự có mặt của cán bộ nghiệp đoàn thường không ảnh hưởng tới kết quả thi tuyển vì việc tuyển chọn người lao động chủ yếu là do bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp tiến hành. Trong một vài trường hợp các cán bộ nghiệp đoàn cũng có thể tham gia và đưa ra ý kiến về việc tuyển dụng của doanh nghiệp sao cho phù hợp.
Tiến hành quản lý người lao động
Thông thường người lao động đi XKLĐ Nhật Bản theo nghiệp đoàn nào thì sẽ do nghiệp đoàn đó chịu trách nhiệm quản lý. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ cử người xuống tận nơi các lao động làm việc để hỏi thăm tình hình làm việc và điều kiện sống của người lao động.
Giúp bảo vệ quyền lợi người lao động
Vai trò chính của các nghiệp đoàn được thành lập ra là để bảo vệ quyền lợi của những người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ tới thăm người lao động và tiến hành tiếp thu những phản ánh của người lao động về doanh nghiệp của mình. Nghiệp đoàn phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền lợi của người lao động quốc tế. Trong mọi trường hợp xảy ra, nghiệp đoàn là đơn vị đứng giữa để giải quyết các vấn đề tranh chấp hoặc mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp.
Kinh phí hoạt động của các Nghiệp đoàn sẽ được trích từ lương cơ bản của người lao động đang làm việc tại các xí nghiệp trực thuộc nghiệp đoàn theo đúng quy định của chính phủ Nhật Bản đưa ra, các nghiệp đoàn hay chủ xí nghiệp không được phép thu thêm bất cứ một khoản nào vượt mức quy định.
Khoản tiền này sẽ được chủ xí nghiệp sẽ trừ trực tiếp vào mức lương cơ bản và có thông báo ngay từ khi người lao động bắt đầu làm việc tại xí nghiệp.
Các hoạt động phổ biến của nghiệp đoàn:
Tiến hành tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng cho thực tập sinh theo đúng quy định dưới sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản và các tổ chức cộng đồng như OTIT, và JITCO.
Thực hiện việc giám sát, và kiểm tra các xí nghiệp tiếp nhận thực tập sinh ít nhất là 3 tháng 1 lần.
Giúp bảo vệ quyền lợi cho các thực tập sinh.
Trong thời gian tiến hành đào tạo kỹ năng số 1 (thực tập sinh đang trong giai đoạn năm đầu tiên), Nghiệp đoàn sẽ phải đến thăm hỏi, hướng dẫn các cán bộ công ty và thực tập sinh ít nhất là mỗi tháng 1 lần.
Ngay sau khi thực tập sinh nhập cảnh vào Nhật Bản, nghiệp đoàn sẽ phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho thực tập sinh mới những nội dung sau:
Đào tạo tiếng Nhật 2 cho người lao động.
Hướng dẫn các kiến thức về cuộc sống chung ở Nhật Bản.
Hướng dẫn các thông tin cần thiết về pháp luật ở Nhật Bản cho thực tập sinh (bao gồm cả luật cư trú và luật lao động) giúp các thực tập sinh nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Hướng dẫn các kiến thức chuyên môn theo từng ngành nghề cho mỗi thực tập sinh trước khi về các cơ quan xí nghiệp của mình làm việc.
Hướng dẫn một số các hoạt động khác.
Nghiệp đoàn Fuji Nhật Bản
Nghiệp đoàn Sakura Nhật Bản
Nghiệp đoàn Asia Nhật Bản
Nghiệp đoàn Nishinihon Nhật Bản
Nghiệp đoàn Kansai Nhật Bản
Nghiệp đoàn Aichi Nhật Bản
Nghiệp đoàn Takeda Nhật Bản
Nghiệp đoàn Hanshin Nhật Bản
Một số các nghiệp đoàn không tốt
Nghiệp đoàn Business Assist: Không giúp đỡ các thực sinh nước ngoài, và ép lao động làm việc trong điều kiện không thoải mái.
Công ty nông nghiệp Chukyo-sangyo: Không tăng lương ngoài giờ, hạn chế người lao động ra khỏi chỗ ở, người lao động không được nghỉ phép.
Công ty xúc xích và thịt hun khói Shinshuu hamu: Người lao động không được nghỉ lễ, không được tính tiền làm thêm theo tiền tăng ca, visa của người lao động cứ 6 tháng phải gia hạn 1 lần, giờ giấc làm việc không ổn định gây bất tiện cho người lao động.
Nghiệp đoàn えひめEX協同組合: Trả lương thấp hơn quy định, điều kiện ở KTX không tốt cho tận 7 người ở trong không gian 20m2, có hiện tượng đánh đập thực tập sinh, cấm thực tập sinh sử dụng điện thoại, tiếp xúc với bên ngoài và không cho đi lại tự do.
Nghiệp đoàn Good Harmony Kyodokumiai: không thực sự quan tâm tới đời sống, và quyền lợi của thực tập sinh.
Công ty tiếp nhận Atsumi Kensetsu Kogyo: Thực tập sinh phản ánh không có nhiều việc làm thêm trong thời gian làm việc ở đây.
Có thể thấy, một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều thực tập sinh lựa chọn các đơn hàng XKLĐ chính là việc đánh giá nghiệp đoàn có uy tín hay không? Nghiệp đoàn uy tin là các nghiệp đoàn lớn, là đơn vị hoạt động lâu năm, và đã từng tuyển nhiều TTS sang làm việc và nhận được đánh giá tích cực của người lao động đang làm việc tại đây. Trên đây là những thông tin cơ bản về các nghiệp đoàn lao động, nếu bạn đang tìm kiếm 1 đơn hàng đi Nhật phù hợp với khả năng, liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay bạn nhé!
Hotline: 0977266668
Mr Sinh
Điện thoại: 0981466886
Ms Thủy
Điện thoại: 0974892888
Mr Triều
Điện thoại: 0977266668
Đồng yên Mua vào Bán ra